Ngày 25/11/2008, tại Trung tâm hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình - Hà Nội), ông Tadao Ando
- nhà kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Nhật Bản có một buổi giao
lưu với các kiến trúc sư trẻ, sinh viên các trường kiến trúc, xây dựng.
Thông qua buổi giao lưu này, các kiến trúc sư và sinh viên được học hỏi
các kinh nghiệm và nắm bắt được các trào lưu mới trong kiến trúc hiện
đại.
Tadao
Ando sinh năm 1941 ở Osaka, Nhật Bản là một kiến trúc sư theo chủ nghĩa
phê bình khu vực dù rằng ông chưa qua một trường lớp đào tạo về kiến
trúc nào. Từ năm 1962 đến năm 1969, ông một mình thực hiện những chuyến
đi đến Mỹ, Châu Âu và Châu Phi để tự quan sát và học hỏi. Đây cũng là
khoảng thời gian mà ông hình thành và hoàn thiện các ý tưởng về tư duy
thiết kế trước khi ông thành lập hãng kiến trúc Tadao Ando và cộng sự
năm 1969 tại Osaka.
Ấn tượng về phong cách kiến trúc của Ando
trước tiên đến từ cách sử dụng vật liệu, những mảng tường lớn của ông
luôn tạo nên những giới hạn rõ rệt cho ngôi nhà. Ấn tượng thứ hai trong
kiến trúc của ông là tính hiện hữu của các công trình, những khối tường
nặng, thô ráp của ông gây cảm giác luôn có thể chạm tới, căng mình để
đón ánh sáng và gió. Ấn tượng thứ ba là sự thông thoáng, với các công
trình của Ando, luôn chỉ có ánh sáng bao bọc những người sử dụng.
Một trong số những công trình đầu tiên mang lại sự chú ý của quốc tế với Ando là tiểu khu phố Rokko Housing I ở Kobe (xem ảnh dưới)
hoàn thành năm 1983, tổ hợp này nằm trên sườn dốc tới hơn 60 độ của núi
Rokko. Cả dự án là một khối nhà bê tông và kính trắng tương phản hoàn
toàn với vách núi đầy cây xanh phía sau. Toàn bộ 20 căn nhà có kích
thước 5,4 x 4,8 m, mỗi căn đều có ban công nhìn thẳng ra cảng Kobe.
Ando nói về việc sự thành công của dự án này như sau: "Tôi cho rằng kiến trúc sẽ thú vị khi nó có hai đặc tính, rất đơn giản và đồng thời rất phức tạp”.
Năm
1995, Ando được nhận giải thưởng Pritzker và 100.000 đô la Mỹ. Ông đã
tặng số tiền đó cho những trẻ em mồ côi trong cuộc động đất Hanshin.
Tiểu khu phố Rokko Housing I ở Kobe - Ảnh : skyscrapercity.com
Quan điểm của Ando trong Kiến trúc
Ando
phản đối chủ trương bảo vệ khách hàng trong kiến trúc ngày nay. Mặc dù
Ando từ chối những xu hướng kỳ lạ về văn hoá song ông lại sử dụng những
vật liệu và những hình thức kiến trúc để kết hợp chủ nghĩa duy vật của
xã hội hiện đại vào trong phong cách kiến trúc của mình. Chính vì vậy,
những toà nhà bằng bê-tông và bằng kính của ông phản ánh những tiến bộ
đang được thực hiện ở cả Nhật Bản lẫn trên thế giới.
Đối lập
với kiến trúc Nhật Bản truyền thống, Ando đã tạo ra những khoảng không
gian được vây bọc hơn là những không gian mở. Ông sử dụng những mảng
tường để thiết lập khu vực ở và khu vực thương mại. Đối với bên ngoài,
những mảng tường làm giảm đi sự hỗn loạn của đô thị chung quanh, trong
khi ở bên trong, chúng tạo ra một không gian riêng tư.
Ando
đã phát triển hình thái kiến trúc mới đặc trưng bằng việc sử dụng kết
cấu bê-tông cốt thép chưa hoàn thiện. Sử dụng những hình khối hình học
đơn giản nhằm toát lên nét tinh tế và sự phong phú trong việc khớp nối
giữa các không gian, Ando đã sản sinh ra một phong cách kiến trúc tương
đồng với kiến trúc Nhật bản truyền thống ở sự thanh bình và trong sáng.
Giải thưởng:
Các công trình của Tadao Ando:
[ Ashui.com ]
- nhà kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Nhật Bản có một buổi giao
lưu với các kiến trúc sư trẻ, sinh viên các trường kiến trúc, xây dựng.
Thông qua buổi giao lưu này, các kiến trúc sư và sinh viên được học hỏi
các kinh nghiệm và nắm bắt được các trào lưu mới trong kiến trúc hiện
đại.
Tadao
Ando sinh năm 1941 ở Osaka, Nhật Bản là một kiến trúc sư theo chủ nghĩa
phê bình khu vực dù rằng ông chưa qua một trường lớp đào tạo về kiến
trúc nào. Từ năm 1962 đến năm 1969, ông một mình thực hiện những chuyến
đi đến Mỹ, Châu Âu và Châu Phi để tự quan sát và học hỏi. Đây cũng là
khoảng thời gian mà ông hình thành và hoàn thiện các ý tưởng về tư duy
thiết kế trước khi ông thành lập hãng kiến trúc Tadao Ando và cộng sự
năm 1969 tại Osaka.
Ấn tượng về phong cách kiến trúc của Ando
trước tiên đến từ cách sử dụng vật liệu, những mảng tường lớn của ông
luôn tạo nên những giới hạn rõ rệt cho ngôi nhà. Ấn tượng thứ hai trong
kiến trúc của ông là tính hiện hữu của các công trình, những khối tường
nặng, thô ráp của ông gây cảm giác luôn có thể chạm tới, căng mình để
đón ánh sáng và gió. Ấn tượng thứ ba là sự thông thoáng, với các công
trình của Ando, luôn chỉ có ánh sáng bao bọc những người sử dụng.
Một trong số những công trình đầu tiên mang lại sự chú ý của quốc tế với Ando là tiểu khu phố Rokko Housing I ở Kobe (xem ảnh dưới)
hoàn thành năm 1983, tổ hợp này nằm trên sườn dốc tới hơn 60 độ của núi
Rokko. Cả dự án là một khối nhà bê tông và kính trắng tương phản hoàn
toàn với vách núi đầy cây xanh phía sau. Toàn bộ 20 căn nhà có kích
thước 5,4 x 4,8 m, mỗi căn đều có ban công nhìn thẳng ra cảng Kobe.
Ando nói về việc sự thành công của dự án này như sau: "Tôi cho rằng kiến trúc sẽ thú vị khi nó có hai đặc tính, rất đơn giản và đồng thời rất phức tạp”.
Năm
1995, Ando được nhận giải thưởng Pritzker và 100.000 đô la Mỹ. Ông đã
tặng số tiền đó cho những trẻ em mồ côi trong cuộc động đất Hanshin.
Tiểu khu phố Rokko Housing I ở Kobe - Ảnh : skyscrapercity.com
Quan điểm của Ando trong Kiến trúc
Ando
phản đối chủ trương bảo vệ khách hàng trong kiến trúc ngày nay. Mặc dù
Ando từ chối những xu hướng kỳ lạ về văn hoá song ông lại sử dụng những
vật liệu và những hình thức kiến trúc để kết hợp chủ nghĩa duy vật của
xã hội hiện đại vào trong phong cách kiến trúc của mình. Chính vì vậy,
những toà nhà bằng bê-tông và bằng kính của ông phản ánh những tiến bộ
đang được thực hiện ở cả Nhật Bản lẫn trên thế giới.
Đối lập
với kiến trúc Nhật Bản truyền thống, Ando đã tạo ra những khoảng không
gian được vây bọc hơn là những không gian mở. Ông sử dụng những mảng
tường để thiết lập khu vực ở và khu vực thương mại. Đối với bên ngoài,
những mảng tường làm giảm đi sự hỗn loạn của đô thị chung quanh, trong
khi ở bên trong, chúng tạo ra một không gian riêng tư.
Ando
đã phát triển hình thái kiến trúc mới đặc trưng bằng việc sử dụng kết
cấu bê-tông cốt thép chưa hoàn thiện. Sử dụng những hình khối hình học
đơn giản nhằm toát lên nét tinh tế và sự phong phú trong việc khớp nối
giữa các không gian, Ando đã sản sinh ra một phong cách kiến trúc tương
đồng với kiến trúc Nhật bản truyền thống ở sự thanh bình và trong sáng.
Giải thưởng:
- Giải thưởng thường niên (Row, Sumiyoshi), Học viện Kiến trúc Nhật Bản, 1979
- Giải thưởng Văn hóa (Khu nhà Rokko Housing 1 và 2), Nhật Bản, 1983
- Huy chưong Alvar Aalto, Hiệp hội kiến trúc sư Phần Lan, 1985
- Huy chương vàng kiến trúc, Viện hàn lâm Kiến trúc Pháp, 1989
- Giải thưởng kiến trúc Carlsberg, Đan Mạch, 1992
- Giải thưởng Hàn lâm nghệ thuật Nhật Bản, Nhật Bản, 1993
- Giải thưởng Pritzker, 1995
- Hiệp sĩ Hiệp hội Văn học và Nghệ thuật Pháp, Pháp, 1995
- Giải thưởng Hoàng gia "FRATE SOLE" về kiến trúc, Hiệp hội nghệ thuật Nhật Bản, 1996
- Huân chương Hiệp hội Văn học và Nghệ thuật Pháp, Pháp, 1997
- Huy chương vàng Hoàng gia, Hiệp hội kiến trúc sư Hoàng gia Anh (RIBA), 1997
- Huy chương vàng AIA, Hiệp hội Kiến trúc sư Mỹ (AIA), 2002
Các công trình của Tadao Ando:
- Nhà lô (Azuma House), Sumiyoshi, tỉnh Osaka, Nhật Bản, 1976
- Khu tập thể Rokko, giai đoạn 2, Rokko, tỉnh Hyogo, Nhật Bản, 1983
- Festival, Naha, tỉnh Okinawa, Nhật Bản, 1984
- Nhà thờ nước, Tomamu, tỉnh Hokkaido, Nhật Bản, 1988
- GALLERIA akka, thành phố Osaka, Nhật Bản, 1988
- Bảo tàng trẻ em, Himeji, thành phố Hyogo, tỉnh Hyogo, Nhật Bản, 1989
- Nhà thờ ánh sáng, Ibaraki, thành phố Osaka, tỉnh Osaka, Nhật Bản, 1989
- Collezione, Tokyo, Nhật Bản, 1989
- Nhà làm việc RAIKA HEADQUARTES BUILDING, Osaka, Nhật Bản, 1989.
- Đền thờ nước, đảo Awaji, tỉnh Hyogo, Nhật Bản, 1991
- Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Naoshima, Naoshima, thành phố Kagawa, tỉnh Kagawa, Nhật Bản, 1992
- Gian triển lãm Nhật Bản tại Expo '92, Seville, Tây Ban Nha, 1992
- Nhà tập thể Rokko, giai đoạn 2, Rokko, Kobe, Nhật Bản, 1993
- Nhà bảo tàng Sunstory, thành phố Osaka, Nhật Bản, 1995
- Nhà riêng, Chicago, Illinois, 1997
- Quỹ nghệ thuật Pulitzer, Saint Louis, Missouri, 2001
- Bảo tàng tưởng niệm Ryotaro Shiba, Higashiosaka, thành phố Osaka, tỉnh Osaka, Nhật Bản, 2001
- Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Fort Worth, Fort Worth, Texas, 2002
- Bảo tàng Nghệ thuật Chichu, Naoshima, thành phố Kagawa, tỉnh Kagawa, Nhật Bản, 2004
- Nhà hàng Morimoto Manhattan, 2006
- Dự án Jingumae 4-Chome, Tokyo, Nhật Bản, 2006
- Nhà, khu chuồng ngựa, lăng cho nhà thiết kế Tom Ford, gần Santa Fe, New Mexico, Mỹ
- Mở rộng Viện học Nghệ thuật Clark ở Williamstown, Massachusetts, Mỹ
- ...
[ Ashui.com ]